Quyền sở hữu và tranh chấp biên giới Núi Tatra

Đến cuối thời kỳ Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva, biên giới với Vương quốc Hungary ở Tatras không được xác định chính xác. Tatras trở thành một vùng biên giới không có người ở. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1770, dưới vỏ bọc bảo vệ chống lại bệnh dịch hạch ở Podolia, một đội quân Áo đã xâm nhập vào vùng đất Ba Lan và thành lập một rào cản để ngăn lây lan dịch bệnh, chiếm giữ Sądecczyzna, Spiš và Podhale. Hai năm sau, sự kiện Phân chia Ba Lan thứ nhất giao đất cho Áo. Vào năm 1824, vùng Zakopane và khu vực xung quanh Morskie Oko đã được mua từ chính quyền của Đế quốc Áo bởi một người Hungary tên là Emanuel Homolacs. Khi Áo-Hungary được thành lập vào năm 1867, dãy núi Tatra đã trở thành biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia của chế độ quân chủ kép, nhưng biên giới vẫn chưa được xác định chính xác. Năm 1889, Władysław Zamoyski, một Bá tước Ba Lan đã mua đấu giá khu vực Zakopane cùng với khu vực xung quanh Morskie Oko. Do nhiều tranh chấp về quyền sở hữu đất đai vào cuối thế kỷ 19, các nỗ lực phân định biên giới đã được thực hiện. Họ đã không thể đưa ra thống nhất cho đến năm 1897, vụ kiện đã được đưa ra tòa án quốc tế. Vào ngày 13 tháng 9 năm 1902, biên giới Áo-Hung trong khu vực tranh chấp được xác định chính xác.

Một tranh chấp biên giới mới giữa Ba LanTiệp Khắc đã bắt đầu ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, khi hai quốc gia này được thành lập. Trong số các yêu sách của mình, Ba Lan tuyên bố quyền sở hữu một phần lớn của khu vực Spiš. Yêu cầu này cũng bao gồm các tiểu vùng của dãy núi Tatra. Sau nhiều năm xung đột biên giới, hiệp ước đầu tiên (với sự hỗ trợ bởi Hội Quốc Liên) đã được ký kết vào năm 1925, theo đó Ba Lan nhận được một phần cực bắc của vùng Spiš, ngay bên ngoài (về phía đông bắc) dãy núi Tatra, do đó không thay đổi biên giới trên núi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hai bên xung đột gay gắt nhằm chiếm nhiều đất đai hơn, nhưng hiệp ước cuối cùng được ký vào năm 1958 (có hiệu lực cho đến ngày nay) đã bảo tồn đường biên giới được thống nhất vào năm 1925.

Biên giới và đi bộ đường dài

Với sự sụp đổ của Đế quốc Áo vào năm 1918 và sự thành lập của Ba Lan và Tiệp Khắc, dãy núi Tatra bắt đầu bị chia cắt bởi biên giới quốc tế. Điều này mang lại những khó khăn đáng kể cho khách bộ hành, vì việc đi qua biên giới mà không đi qua một trạm kiểm soát biên giới chính thức là bất hợp pháp, và trong nhiều thập kỷ, không có trạm kiểm soát cho người đi bộ ở bất cứ đâu trên sườn núi biên giới. Các cửa khẩu biên giới đường bộ gần nhất nằm ở Tatranská Javorina - ysa Polana và Podspády - Jurgów ở phía đông, và Thatá Hora - Chocholów ở phía tây. Thật vậy, những khách bộ hành vượt qua biên giới mà không ngang qua những cửa khẩu này thường bị cảnh sát biên giới của cả hai nước phạt hoặc thậm chí bị giam giữ. Mặt khác, biên giới lỏng lẻo, dễ xuyên qua trong dãy núi Tatra cũng bị lợi dụng nhiều cho việc buôn lậu hàng hóa xuyên biên giới như rượu, thuốc lá, cà phê, v.v... giữa Ba Lan và Tiệp Khắc. Chỉ trong năm 1999, hơn 80 năm sau khi Đế quốc Áo giải thể, chính phủ Ba Lan và Slovakia đã ký một thỏa thuận chỉ định một số cửa khẩu biên giới miễn kiểm tra (chỉ có cảnh sát biên giới kiểm tra bất chợt) đối với người đi bộ và đi xe đạp trên đường biên giới Slovak-Ba Lan dài 444 km. Một trong những đường biên giới này được tạo ra chính bởi dãy núi Tatra, trên đỉnh Rysy. Tuy nhiên, vẫn còn những con đường mòn chạy qua biên giới trên nhiều đỉnh núi và đèo khác, nơi mà việc băng qua vẫn là bất hợp pháp. Tình trạng này cuối cùng đã được khắc phục vào năm 2007, khi cả hai quốc gia gia nhập Khối Schengen. Kể từ đó, việc vượt qua biên giới tại bất kỳ nơi nào giữa biên giới 2 quốc gia cũng là hoàn toàn hợp pháp (nghĩa là không có trạm kiểm soát chính thức nào nữa). Tất nhiên, những quy tắc của các công viên quốc gia ở cả hai bên biên giới vẫn được áp dụng. Họ hạn chế đi bằng những con đường mòn chính thức này và (đặc biệt là ở phía Slovakia) bắt buộc phải đóng cửa theo mùa để bảo vệ động vật hoang dã.